Cơ sở kinh tế học Mua bán phát thải carbon

Mua bán phát thải hoạt động dựa trên việc đưa ra giới hạn tối đa về lượng khí thải sinh ra cho các đơn vị "xả khí". Nền tảng kinh tế của mua bán phát thải có liên hệ đến khái niệm quyền sở hữu tài sản (Goldemberg et al.., 1996, tr. 29).[4]

Chi phí và định giá

Vấn đề kinh tế liên quan đến biến đổi khí hậu đó là các đơn vị xả các khí nhà kính đã không phải chịu đầy đủ hậu quả và chi phí trực tiếp liên quan đến hành động xả khí của họ (IMF, 2008, p. 6).[5] Có những chi phí mà các cơ sở xả khói buộc phải gánh chịu, ví dụ như chi phí nhiên liệu, nhưng có những chi phí phát sinh khác mà không nhất thiết phải được bao hàm trong giá cả của chất lượng phục vụ tốt. Những chi phí này được gọi là phí tổn ngoại bộ (Halsnæs et al.., 2007).[6] Gọi là "ngoại bộ" vì các chi phí này thì các cơ sở xả khí thải không phải gánh chịu. Và phí tổn ngoại bộ có thể ảnh hưởng đến phúc lợi của những người khác. Trong trường hợp về biến đổi khí hậu, các khí nhà kính thải ra sẽ ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân trong tương lai cũng như ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên (Toth et al., 2001).[7] Các phí tổn ngoại bộ này có thể được ước tính và quy đổi ra tiền, và có thể được cộng thêm vào các phí tổn cá nhân mà các cơ sở xả khí thải phải gánh chịu. Làm như vậy, những cơ sở xã khói sẽ phải gánh chịu toàn bộ phí tổn xã hội gây ra bởi hành động của mình (IMF, 2008, p. 9).

Trong tác phẩm "Vấn đề của phí tổn xã hội" (1960), Ronald Coase (tác phẩm của Coase đã được Toth và các tác giả khác tái trích dẫn trong năm 2001;[8] và Helm trích dẫn năm 2005, trang 4)[9] cho rằng phí tổn xã hội có thể được giải thích bởi quy đổi quyền sở hữu tài sản tính theo một mục đích nhất định. Mô hình của Coase giả định rằng tồn tại một thị trường hoạt động hoàn hảo và quyền mặc cả của những bên tham gia tranh cãi về quyền sở hữu đều ngang bằng nhau. Xét về trường hợp biến đổi khí hậu, quyền sở hữu tài sản được áp dụng cho mức độ tối đa về số lượng khí thải được phép sản sinh ra. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là không chỉ có khí thải mà còn những yếu tố khác như biển, rừng,... cũng ảnh hưởng đến những thay đổi về khí hậu (Goldemberg et al.., 1996, tr. 28–29).[4] Trong mô hình của Coase, tính hiệu quả của việc làm - trong trường hợp này là mức độ giảm phát thải nhiều nhất với chi phí thấp nhất - được kích thích và khuyến khích bởi hệ thống thị trường. Sự hiệu quả cũng có thể được xem như là việc đạt được mức độ linh hoạt cao nhất trong việc giảm khí thải - tính linh hoạt được coi trọng vì phí tổn biên, tức phí tổn gia tăng của việc giảm phát thải, không giống nhau tùy theo mỗi quốc gia. Mua bán phát thải cho phép việc giảm phát thải có thể được tập trung ưu tiên làm ngay ở những nơi mà phí tổn biên là thấp nhất (Bashmakov et al.., 2001).[10] Theo thời gian, hiệu quả của việc giảm phát thải có thể được kích thích bằng cách cho phép việc "giữ vốn" về mức độ cho phép phát thải (Goldemberg et al.., 1996, p. 30). Điều này cũng giúp cho những cơ sở xả khí thải có thể giảm phát thải vào những lúc mà hiệu quả đạt được là cao nhất.

Phạm trù đạo đức và công bằng

Việc xử lý biến đổi khí hậu bao hàm những vấn đề liên quan đến đạo đức và công bằng. Để tính toán chính xác phí tổn xã hội gây ra cần có quá trình phán định giá trị về "giá" của những ảnh hưởng tới tương lai của sự biến đổi khí hậu (Smith et al.., 2001).[11] Thật ra, trong giới kinh tế học chưa có một tiêu chuẩn chung thống nhất về việc định giá sự công bằng của một chính sách khí hậu nào đó, ví dụ như phân chia gánh nặng về chi phí xử lý các biến đổi khí hậu trong tương lai (Toth et al., 2001).[12] Giới kinh tế học cũng chưa có sự giám định mang tính chuyên môn nào về vấn đề ban hành các quyết định mang tính đạo đức, thí dụ định giá về phúc lợi xã hội cho các thế hệ sau này (Arrow et al.., 1996, p. 130).[13] Thông thường, trong một cuộc nghiên cứu, tất cả các ảnh hưởng của các chính xác, tích cực lẫn tiêu cực, đều được công chung lại (dữ liệu gộp hay dữ kiện tập hợp) với các ảnh hưởng khác nhau trên các cá nhân khác nhau được quy thành "tỷ trọng", tức mức độ quan trọng tương đối. Các kết quả định giá này được thực hiện bởi những nhà kinh tế học tham gia trong cuộc nghiên cứu đó.

Quá trình định giá có thể gặp nhiều khó khăn vì có những mặt hàng không có giá cả trên thị trường. Có tồn tại những phương pháp tính toán giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mang tính chất phi thị trường, nhưng chúng có thể gây nhiều tranh cãi, tỉ như việc định giá ảnh hưởng lên sức khỏe con người hay lên hệ sinh thái (Smith et al.., 2001).[14] Người ta cũng tranh cãi nhiều về tác hại tiềm ẩn của biến đổi khí hậu, ví dụ như du lịch trong một vùng được lợi nhưng những vùng khác chịu thiệt hại, ví dụ như thiệt hại về nông nghiệp (Smith et al.., 2001).[15] Lợi thế chủ yếu của quá trình phân tích về kinh tế trong vấn đề này, đó là nó cho phép đề xuất ra những giải pháp đồng bộ và toàn diện trong việc xử lý các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nó cũng cho phép cân nhắc và so sánh giữa lợi và hại của các chính sách có liên quan đến thay đổi khí hậu.

Mô hình của Ronald Coase đề cập ở mục trước có giả định rằng thị trường là hoàn hảo, sự công bằng có thể được đề cập trong việc phân chia quyền sở hữu tài sản, và không cần biết số tài sản trong xã hội được phân chia như thế nào, thị trường luôn luôn sản sinh ra kết quả với hiệu năng cao nhất (Goldemberg et al.., 1996, tr. 29).[4] Tuy nhiên trên thực tế thị trường không hoàn hảo và vì vậy việc "mua bán" không thể đạt mức độ tốt nhất về cả hai thứ công bằng và hiệu quả được (Halsnæs et al.., 2007).[16]

Thuế carbon so sánh với mua bán carbon

Nhiều bài viết của giới kinh tế cho rằng thuế carbon nên được áp dụng ưu tiên thay cho mua bán phát thải carbon (Carbon Trust, 2009).[17] Ý kiến phản bác dựa trên luận điểm rằng giới chính trị gia có thể ưa thích mua bán phát thải hơn là đánh thuế (Bashmakov et al.., 2001).[18] Khối lượng phát thải cho phép có thể được phân chia đồng đều cho các cơ sở phát thải, thay vì toàn bộ hoa lợi đều được tập trung vào chính phủ. Và các cơ sở công nghiệp có thể vận động hành lang để né thuế. Với cơ chế mua bán phát thải, các cơ sở có động lực để giảm phát thải, và trong cơ chế đánh thuế, họ có khả năng né được thuế và lượng phát thải sẽ không bị cắt giảm (Smith, 2008, pp. 56–57).[19] Tuy nhiên, việc phân phối tự do khối lượng phát thải cho phép có thể dẫn đến tham nhũng (World Bank, 2010, p. 268).[20]

Thuần túy đánh thuế carbon áp đặt một mức thuế cố định đối với lượng carbon thải ra nhưng không giới hạn carbon tối đa được sản sinh, trong khi đó thuần túy mua bán phát thải đưa ra giới hạn khí thải và để cho chi phí thải carbon dao động theo thị trường. Những người ủng hộ thuế carbon cho rằng biện pháp này đơn giản và dễ áp dụng hơn trên diện rộng. Sự đơn giản và trực tiếp của thuế carbon đã thể hiện tính hiệu quả khi áp dụng tại bang British Columbia, Canada - được ban hành và thực hiện chỉ trong 5 tháng. Đánh thuế có thể tạo động lực cho các cơ sở phát thải, nhà khoa học, kỹ thuật viên,... phát triển các công nghệ sạch hơn, và thêm vào đó cũng tạo ra nguồn thu cho chính phủ.[21]

Những người ủng hộ mua bán phát thải tin rằng hệ thống này đặt ra một giới hạn pháp lý về phát thải, điều mà thuế carbon không có. Khi bàn hành thuế, người ta chỉ có thể đưa ra những ước đoán về mục tiêu gia giảm về lượng carbon phát thải, và số lượng khí thải giảm được có thể không đủ để ngăn chận biến đổi khí hậu. Một mức trần phát thải được giảm dần có thể giúp các cơ sở kinh tế đưa ra các mục tiêu cụ thể về mức độ và thời gian cắt giảm khí thải. Nó cũng giúp đưa ra các giải pháp linh hoạt chứ không phải là biểu thuế cứng nhắc.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mua bán phát thải carbon http://www.ecoenergyefficiency.com.au/energy-effic... http://www.ipcc.ch/ipccreports/sar/wg_III/ipcc_sar... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg3/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg3/e... http://www.climakind.com/c/2-What-is-Climakind.asp... http://euobserver.com/884/31347 http://www.ft.com/intl/cms/s/0/4b80ee18-f393-11db-... http://www.mayerbrown.com/publications/article.asp... http://www.reuters.com/article/2011/01/06/us-carbo... http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=c...